CÓ BAO NHIÊU LOẠI CHANH ?

CÓ BAO NHIÊU LOẠI CHANH ?

SỰ ĐA DẠNG CỦA CHANH

 

Chanh là gì?

Chanh là một loại quả, thuộc loài thực vật thuộc chi cam chanh, thân nhỏ. Quả chanh có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng. Chanh là loại quả có múi, vị chua, loại trái cây này được sử dụng vào trong chế biến thực phẩm, trong những bài thuốc Đông y hoặc để làm đẹp. Chanh có tên gọi khoa học là Citrus aurantifolia, thuộc họ Rutaceae. Ở Việt Nam, người ta còn gọi quả chanh với những cái tên khác như: Chanh ta, tiếng Thái gọi là Má điêu, tiếng Tày gọi là Mác cheng, tiếng Dao là Piều sui,….

Nguồn gốc và đặc điểm của quả chanh:

 Những quả chanh ta có nguồn gốc bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á. Sau một thời gian thì cây chanh xuất hiện ở khu vực Trung Đông rồi đến Bắc Mỹ. Dần dần, giống chanh theo những người buôn bán Tây Ban Nha, xuất hiện thêm ở khu vực Tây Ấn Độ, trong đó có cả chuỗi đảo Florida. Cây chanh từ vùng biển Caribe nhanh chóng được lan giống ra các khu vực cận nhiệt đới ở Bắc Mĩ.

Chanh được trồng ở khắp mọi nơi trên toàn quốc, khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện môi trường. Do đó, dù ở miền Bắc, miền Trung hay Miền Nam chúng ta cũng dễ dàng tìm mua được những quả chanh tươi. Hầu hết chanh đều được người dân trồng và chăm sóc, rất ít cây chanh mọc tự do mà cho được năng suất quả tốt như khi trồng ở vườn.

Quả chanh có kích thước nhỏ, vỏ mỏng, hơi sần sùi. Những mụn tinh dầu ở trên vỏ chanh có thể bị phá vỡ và bắn ra ngoài nếu như chịu sức ép. Trong mỗi quả chanh chia thành nhiều múi, thông thường có từ 10 cho tới 12 múi. Và mỗi múi này lại chứa một số hạt có vị đắng. Trong mỗi múi chanh có rất nhiều tép nhỏ, những tép này mọng nước và có vị chua.

Các loại chanh:

  1. Chanh ta: Đây là giống chanh phổ biến nhất, quả hình cầu, mùi dễ chịu, vị chua, hạt đắng. Khi chín chanh ta có màu vàng rất đẹp, múi mọng nước nhưng chanh ta thường được sử dụng khi trái còn xanh. Loại chanh này có thể được nhân giống từ hạt. Chú ý cần phải được giữ ẩm trước khi gieo vì nó sẽ không nảy mầm nếu bị khô. Đào cây lên để chặt bớt rễ sẽ giúp cây có xu hướng đâm chồi và những chồi này sẽ có thể được giâm ở những nơi khác. Việc giâm cành có thể tạo ra cây mới nhưng bộ rễ sẽ không phát triển mạnh. Người ta thường ghép chồi chanh ta vào cây các loài chanhhay cam chua có sức chống chịu tốt và bộ rễ mạnh.

    CHANH-THAI

  2. Chanh Tây: Chanh Tây là một loại chanh khá to, có hình bầu dục, hai núm ở hai đầu và có màu vàng rất đẹp. So với chanh ta, lượng Vitamin C chanh Tây cung cấp nhiều hơn gấp 2 lần. Nguồn gốc cây chanh tây vẫn là điều bí ẩn, mặc dù nó phát triển đầu tiên ở đông bắc Ấn Độ, bắc Myanmar và Trung Quốc.

    CHANH-THAI

  3. Chanh Thái: Chanh Thái hay còn gọi là Trúc hay Chúc, thuộc chi cam chanh, cùng họ chanh rừng là một loài bản địa của LàoIndonesiaMalaysiavà Thái Lan, hiện được trồng rộng rãi trên thế giới để làm gia vịhương liệu và mỹ phẩm. Lá của loại cây này, lá chanh Thái là một gia vị đặc trưng trong ẩm thực Thái Lan, làm nên một trong những tinh hoa của nền ẩm thực này là món tom yum nổi tiếng trên toàn thế giới, khiến cây hay được gọi nôm na thông dụng với tên cây "chanh Thái". Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi nhưng phổ biến như một loài cây đặc hữu vùng Bảy Núi, An Giang. Ngoài việc ứng dụng trong ẩm thực, chanh Thái còn là một loại nguyên liệu tốt được dùng trong y học. Với những thành phần dinh dưỡng quý báu của mình, chanh Thái được coi là có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa những căn bệnh da liễu, giúp cho quá trình điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tim mạch, ung thư. Bên cạnh đó, chanh đã được khoa học chứng minh là có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc thẩm mỹ. 

    CHANH-THAI

  4. Chanh không hạt: còn gọi là chanh tứ quý. Loài chanh không hạt được John T. Bearss lai tạo tại CaliforniaMỹvào năm 1895. Quả chanh không hạt có đường kính khoảng 6 cm, so với chanh ta  thì có kích thước lớn hơn, không hạt, cứng hơn, thân cây không có gai, quả tạo thành chùm, vỏ mỏng, nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta.

    CHANH-THAI

  5. Chanh giấy: Chanh giấy hiện nay là giống chanh nổi tiếng, được người tiêu dùng rất ưa chuộng nên giá trên thị trường luôn cao hơn các giống chanh khác gấp 1,5-2 lần. So với chanh không hạt, quả Chanh Giấy có kích thước nhỏ, mùi vị nồng chua hơn, thơm hơn và vỏ mỏng hơn.

    CHANH-THAI

  6. Chanh đào: được mệnh danh là nữ hoàng của các loại chanh. Chanh đào với lớp vỏ mỏng vàng óng ả, mùi thơm ngát cùng lớp ruột hồng đào bắt mắt đã khiến cho loại quả này được chú ý rất nhiều khi mới xuất hiện. QUả chanh đào thường to hơn chanh ta, vỏ khi chín thường có màu xanh hơi ngả vàng cho đến hồng nhẹ. Vỏ chanh đào mỏng nhưng chứa nhiều tinh dầu và bên trong ruột có màu hồng đào rất đẹp mắt. Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông. Chanh đào từ lâu được biết đến là loại quả có hàm lượng vitamin C dồi dào khi được kết hợp cùng mât ong sẽ mang đến công dụng hiệu quả trong việc điều trị ho, chống lại sự tấn công của các bệnh như viêm họng, đau rát cổ họng…

    CHANH-THAI

    CHANH-THAI

    Bên cạnh những loại chanh vừa kể trên, Việt Nam và thế giới còn có rất nhiều loại chanh khác, tuy nhiên không phổ biến, dưới đây là hình ảnh một số loại khác:

    CHANH-THAI

    Chanh máu – được trồng phổ biến ở Úc, loại chanh lai tạo giữa chanh ngón tay của Úc và một loạt quýt lai.

    CHANH-THAI

    Chanh ngón tay – một loại chanh khá xa lạ, quả nhỏ có hình trụ, tép chanh giống hệt như trứng cá. Vỏ mỏng, mọng nước, khi cắt quả chanh nước sẽ văng ra tung tóe.

    CHANH-THAIChanh Tây Ban Nha – có mùi vị giao thoa giữa vải và chanh. Có cấu tạo giống như quả trứng luộc, phải bóc vỏ mới dùng được.

    CHANH-THAI

    Chanh yên khổng lồ - thường được dùng để trưng vào ngày Tết, trước đây được dùng để tiến Vua.

← Bài trước Bài sau →