Hạt ngò hay hạt mùi là loại gia vị thường thấy trong hầu hết bữa ăn hàng ngày. Hạt ngò có tên khoa học là coriadrum sativum. Trong dân gian, nó còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như là mùi, phắc hom pèn leo. Ngô, hồ thái, hương tuy, viên tuy tử, diêm tuy tử. Hạt mùi đã rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày bởi rất phổ biến, dễ tìm và có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Cây ngò rí hay cây rau mùi cao 30–50 cm, thân nhẵn, phía trên phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài, có 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn, xẻ thành 3 thuỳ có khía răng to và tròn; những lá phía trên có lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ và nhọn. Hoa trắng hay hơi hồng, hợp thành tán gồm 3-5 gọng, không có tổng bao; tiểu bao gồm 2-3 lá chét đính ở một phía. Quả bế đôi hình cầu, nhẵn, dài 2 – 4 mm, gồm hai nửa (phân liệt quả), mỗi nửa có bốn sống thẳng và hai sống chung cho cả hai nửa. Cây có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị. Ở nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, một số nước Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, mùi được trồng quy mô lớn để lấy quả làm thuốc và cất lấy tinh dầu trong công nghiệp làm nước hoa. Ngoài ra, người ta còn dùng cả rễ và lá làm thuốc. Theo dân gian thì mùi kích thích tiêu hoá và lợi sữa, được dùng để làm cho sởi chóng mọc.
Hạt ngò rí từ xưa được dùng làm gia vị phổ biến ở Ấn Độ, nó được dùng phối trộn để làm thành cà ri. Với các dưỡng chất thiết yếu như: Vitamin A, C, K, B12… sắt, phốt pho, omega 3, axit linoleic, mangan… Hạt này cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, tốt cho cơ thể. Hạt mùi ( hạt ngò rí ) thực chất là phần quả chín đã sấy khô của cây rau mùi, tuy là quả nhưng vẫn hay được gọi với cái tên hạt mùi. Hạt mùi đã rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày bởi rất phổ biến, dễ tìm và có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Hạt ngò tuy còn xa lạ với nhiều người nhưng lại rất được ưa chuộng ở các nước Châu Á. Người ta dùng hạt này để nấu ăn, ép lấy tinh dầu, làm trà hạt ngò,... Các dưỡng chất thiết yếu chứa trong hạt ngò như: vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B12, omega 3, phốt pho, sắt, mangan …Với việc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vậy thì khi sử dụng sẽ rất tốt cho sức khỏe mỗi người, giúp chống viêm và tăng cường sức đề kháng. Hạt ngò được nấu kèm với các món ăn như: ướp thịt,nướng cá, nấu canh, phở, các món xào … Với hương thơm đặc trưng và riêng biệt sẽ giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn, lạ miệng, thơm ngon. Hạt ngò thường được dùng để nấu phở, ướp thịt, cá nướng, nấu các món canh, các món xào với hải sản, thịt… Với hương thơm đặc trưng, mùi thơm dịu, hấp dẫn gia vị hạt ngò sẽ giúp món ăn thơm ngậy, chuẩn vị nhất và có màu sắc hấp dẫn khiến người thưởng thức thấy lạ miệng, ngon và mang lại trải nghiệm khó quên.
Hạt ngò còn được dùng để làm trà uống. Sử dụng trà hạt ngò dùng để thanh lọc cơ thể, giảm cân, điều trị mất ngủ thì lấy 15 gram hạt ngò khô hãm với 600 ml nước, để trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút rồi sau đó có thể thưởng thức. Vì loại trà này có khả năng điều trị mất ngủ hiệu quả nên có lời khuyên là hãy sử dụng vào buổi tối sau khi ăn.
Không dừng lại ở đó, xét về mặt y học hạt ngò rí còn có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người:
- Chống viêm:rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6 do vậy có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm và ngoài ra còn nhiều lợi ích sức khỏe khác, như hỗ trợ sự phát triển trí não ở trẻ em.
- Có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng: Nhờ hoạt chất linalol có trong hạt của cây ngò giúp tiêu diệt các vi khuẩn và ngăn chặn quá trình thâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương. Ngoài tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng hạt của cây ngò gai còn có tác dụng ức chế quá trình hình thành viêm ở vết thương.
- Có tác dụng bảo vệ tim mạch: Hạt ngò có tác dụng giúp cơ thể đẩy mạnh quá trình lọc máu và loại bỏ hoạt chất homocysteine. Đây là một chất gây hại cho các tế bào mạch máu và tim mạch. Đồng thời, trong hạt ngò còn có hoạt chất Folate giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ
- Dùng để chống oxy hóa: Trong hạt ngò có một số hoạt chất chống oxy hóa như beta carotene, ferulic, axit caffeic, kaempferol, quercetin,... Nó có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy trong tế bào.
- Trị bệnh trĩ: Để làm bài thuốc trị bệnh trĩ ta dùng khoảng 90g hạt ngò đã sao thơm, tán nhuyễn thành bột rồi trộn với ít rượu. Trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút bạn sử dụng 7g. Kiên trì sử dụng thuốc sau môt vài lần bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Bên cạnh đó, hạt ngò còn dùng để làm tinh dầu: Vì hạt ngò có mùi thơm rất tự nhiên nên được dùng điều chế làm tinh dầu cũng là một điều dễ hiểu. Tinh dầu từ hạt ngò giúp mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn, giải tỏa tâm lý, stress, khử mùi cơ thể,…
Gia vị Việt Hiệp chuyên cung cấp hạt ngò rí, rau ngò rí, và hạt ngò rí xay bột ở dạng nguyên chất, dùng làm nguyên liệu gia vị cho chế biến thực phẩm, nấu phở, mì cay, ướp thịt, kho cá cay, cari gà, cari dê, lẩu thái...
MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ HẠT NGÒ:
- Hạt ngò và bài thuốc chữa bệnh hệ tiêu hóa, dạ dày: Để trị bệnh hệ tiêu hóa, dạ dày, ta sử dụng 1 nắm hạt ngò rang vàng thơm rồi đem đi tán nhuyễn thành bột, mỗi lần dùng khoảng một muỗng nhỏ. Nếu nặng thì bạn nên cho thêm một ít nước đường hoặc nước gừng vào bột. Người có triệu chứng rặn đi nặng không ra hoặc chảy máu mũi thì nên dùng bài thuốc này.
- Bài thuốc trị bệnh sởi từ hạt ngò: Bài thuốc này chỉ được sử dụng lúc sởi mới lên hoặc trẻ có các triệu chứng như sốt kéo dài mà không thấy lên sởi, sởi mọc lặn vào bên trong, sởi mọc không đều. Ta sử dụng 80g hạt ngò tán nhỏ thành bột rồi trộn với 100ml rượu và 100ml nước đun sôi, lọc bỏ phần bã rồi xoa đều lên những vùng bị sởi.
- Bài thuốc dùng hạt ngò giúp lợi sữa : Để kích thích sữa cho phụ nữ sau khi sinh ta dùng 7g hạt ngò nấu chung với 110ml nước sôi trong khoảng từ 20 đến 25 phút rồi chia ra thành nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc trị mẫn đỏ, ngứa ngáy, dị ứng từ hạt ngò: Để làm bài thuốc trị mẫn đỏ, ngứa ngáy hoặc dị ứng ta dùng khoảng từ 120g đến 150g hạt ngò sắc chung với một lượng nước vừa đủ. Đun chừng 10 phút rồi đem xoa lên những vùng mẫn đỏ, ngứa ngáy hoặc dị ứng ở trẻ nhỏ và tránh để trẻ lạnh. Ngoài cách sử dụng trên ta còn có thể dùng 90g hạt ngò tán nhuyễn thành bột rồi trộn với 120ml rượu 40 độ và 120ml nước sạch đem đun sôi và lọc lấy bả và xoa lên những vùng bị mẫn đỏ, ngứa ngáy, dị ứng.
Dưới đây là một số trường hợp, đối tượng nên sử dụng hạt ngò:
- Trẻ em lên đậu, lên sởi hoặc sởi không đều.
- Người bị dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẫn đỏ,...
- Người có vấn đề về đường tiêu hóa như ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa,…
- Phụ nữ sau khi sinh có ít sữa.
- Người bị côn trùng cắn.
- Người mắc bệnh trĩ, đau bụng, kiết lị, nôn ra máu,...
Một số điều lưu ý khi sử dụng hạt ngò:
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý trước khi sử dụng ngò:
- Phụ nữ có thai muốn sử dụng các bài thuốc trên phải thâm khảo ý kiến của bác sĩ.
- Khi sử dụng loại hạt này bạn nên hết sức lưu ý vì có một số người hay nhầm hạt ngò với hạt ngò tây.
- Người bị cước khí hoặc viêm loét dạ dày không được dùng hạt ngò.
- không được sử dụng quá liều lượng hoặc lạm dụng hạt ngò.
- Không cho trẻ nhỏ dưới 7 tuổi sử dụng các bài thuốc trên.
- Đối với người sử dụng bài thuốc trị sởi cần lưu ý khi sởi đã lộ ra hết thì không nên sử dụng tiếp