TIÊU TRẮNG VÀ CÁC MÓN ĂN TỪ TIÊU TRẮNG

TIÊU TRẮNG VÀ CÁC MÓN ĂN TỪ TIÊU TRẮNG

Tiêu sọ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, làm gia vị ướp, sơ chế cho tất cả các thể loại món ăn: kho, hấp, xào, um, chiên, …. Giúp dậy mùi món ăn, làm cho món ăn đậm đà đồng thời kích thích vị giác và khiến cho người ăn có cảm giác ngon miệng hơn. Tiêu sọ thường được sử dụng với các món ăn có màu sáng như: khoai tây nghiền, soup, các món Âu có dùng thành phần là kem, phô mai, sữa làm nền. Sau đây, cùng tìm hiểu vài công thức món ăn có tiêu trắng nhé!

  1. KHOAI TÂY NGHIỀN

    TIEU-SO

Món ăn này có thể ăn kèm với bánh mì, rau củ hoặc có thể ăn kèm đối với các món Âu rất thú vị. Khi ăn khoai tây nghiền, tốt nhất là ăn khi còn nóng, ăn nóng sẽ đem lại hương vị ngon nhất cho món ăn.

THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU:

  • 2 củ khoai tây lớn( khoảng 700 Gram)
  • 50ml sữa tươi không đường
  • 50ml Heavy Cream.( Kem sữa tươi)
  • Gia vị thông thường: muối, tiêu trắng
  • 1 thìa Bơ lạt, hành lá,rau mùi tây( nếu thích)
  • Ngoài ra, các bạn cần chuẩn bị thêm máy đánh ( có thể dùng dụng cụ nghiền khoai tây hoặc nỉa để thay thế)

CÁCH SƠ CHẾ:

Lựa những củ khoai lành lặn, không có trầy xước để đảm bảo được chất lượng củ khoai. Lưu ý không nên chọn khoai đã mọc mầm. Củ khoai càng nặng càng to thì chất lượng sẽ càng ngon. Gọt vỏ khoai tây thật kỹ và thật sạch. Sau khi gọt vỏ thì rửa sạch khoai, cắt thành từng miếng nhỏ và bỏ vào nồi, đổ cho ngập nước.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

  • Bước 1: Đưa nồi khoai tây lên bếp, bật lửa và cho 1/2 thìa cà phê muối vào. Đun khoảng 10 đến 15 phút, phải nấu cho khoai thật nhừ để đảm bảo khoai chín mềm và không bị sượng bên trong. Cũng không được nấu khoai quá chín, nếu khoai quá nhừ sẽ làm nhão khoai. Để xác định khoai tây chín hay chưa, bạn lấy một đôi đũa, thử đâm vào những miếng khoai trong nồi nhé, nếu đâm xuyên qua một cách dễ dàng là khoai đã nhừ,
  • Bước 2: Trong thời gian luộc khoai, các bạn hãy chuẩn bị một cái nồi khác( nồi nhỏ ), cho khoảng 1/3 cup sữa tươi và 1/3 heavy cream( kem sữa tươi) vào. Sau đó đun cho nóng và tắt bếp( không cần đun sôi).
  • Bước 3: Cho khoai vào một cái tô lớn và dùng dụng cụ nghiền khoai tây( hoặc nĩa) dằm nát khoai ra cho thật mịn. Nên dằm khoai khi còn nóng, nếu để khoai nguội thì khoai sẽ cứng, gây khó khăn khi dằm. Nếu sử dụng máy đánh, bỏ khoai vào bấm nút và đợi cho khoai thật nát là được.
  • Bước 4: Sau khi dằm cho khoai nát và thật mịn, chúng ta sẽ đổ hỗn hợp sữa hồi nãy mình đã đun vào, không cần đổ hết, ngoài ra các bạn có thể cho thêm 1 thìa bơ lạt để tăng thêm phần béo ngậy, lần lượt cho hỗn hợp sữa chúng ta đã đun, cho một chút muối vừa ăn theo khẩu vị của gia đình rồi trộn đều hỗn hợp lên. Sau đó, thái hành hoa và rau mùi tây vào và đặc biệt rắc tiêu trắng lên cho thơm.

2. SƯỜN KHO TIÊU SỌ

TIEU-SO

THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU:

  • 600g sườn non
  • Muối, bột ngọt, đường
  • Tiêu sọ
  • Nước hàng, hành tỏi khô

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

  • Bước 1: Sơ chế sườn:
  • Sườn non chặt nhỏ, rửa sạch rồi luộc sơ qua với chút muối.
  • Rửa lại sườn bằng nước sạch cho sườn hết vụn thịt, để ráo nước.
  • Bước 2: Ướp sườn:
  • Cho hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, đường, tiêu sọ và nước hàng sao vào ướp cùng sườn.
  • Thời gian ướp từ 30 phút trở đi.
  • Bước 3: Sườn kho tiêu:
  • Phi thơm hành, tỏi khỏi khô băm nhỏ với chút xíu dầu ăn rồi gắp miếng sườn vào đảo nhanh tay sao cho sườn xém đều các mặt.
  • Cho nước ướp sườn vào chảo sườn rồi đun sôi, sau đó đổ thêm nước dừa vào xâm xấp mặt thịt, đun nhỏ lửa tới khi sườn mềm, cạn nước thì đảo cho miếng sườn keo lại.
  • Khi chảo sườn đã cạn nước thì rắc tiêu đập dập vào rồi tắt bếp. Sau đó múc ra đĩa, ăn cùng cơm nóng là hết ý.

 

 

← Bài trước Bài sau →